Những ưu – nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên mà bạn cần biết

Cửa gỗ 4 cánh hiện đại - thước đo đẳng cấp của gia chủ 3

Không chỉ là chất liệu đầu tiên được nhắc tới khi nói về “cửa”, cửa gỗ còn có những ưu – nhược khá quan trọng mà chúng ta đang vô tình quên đi. Bài viết sau đây, cửa gỗ Phú Châu sẽ giúp bạn nhắc lại những ưu – nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên để chúng ta ghi nhớ khi có nhu cầu sử dụng.

Vì sao cửa gỗ tự nhiên lại phổ biến?

Cửa gỗ là dòng cửa truyền thống của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Từ những ngôi nhà nhỏ cho tới các kiến trúc rộng lớn, sang trọng, từ châu Á tới châu Âu đều có thể bắt gặp những công trình sử dụng nguyên liệu gỗ để làm cửa và nó trở thành một trong những nguyên liệu cửa gỗ phổ biến nhất.

cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ 2 cánh PX 2002 

Tuy nhiên, lý do chính mà cửa gỗ tự nhiên trở nên phổ biến, theo phân tích lại không phải bởi chất lượng vẻ đẹp của chúng. Mà do từ cách đây hàng trăm năm, trước khi các loại chất liệu mới và hiện đại như ngày nay xuất hiện, gỗ là lựa chọn số một, duy nhất của loài người.

Lý do thứ 2, gỗ dễ khai thác, chế tạo và có sẵn trong thiên nhiên. Thứ 3, gỗ tự nhiên có nhiều loại gỗ quý hiếm, với màu sắc, mùi hương và đặc tính tự nhiên độc đáo. Những loại này thường được sử dụng trong cung Vua, phủ đệ, nhà của các địa chủ và là một cách thể hiện “bất thành văn” về giá trị của sự xa hoa, sang trọng, quyền quý.

cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ 3 cánh PX 3005

Những ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm so với các loại nguyên vật liệu khác cũng đang được lựa chọn làm cửa hiện nay, như:

  • Tôn được giá trị văn hoá truyền thống
  • Thể hiện sự xa hoa, giàu có, quyền quý và bề thế ngay từ vẻ ngoài đầu tiên
  • Độ bền và tuổi thọ cao (một số loại có thể tồn tại lên tới hàng trăm năm)
  • Dễ chế tác, tạo hình, dễ sửa chữa
  • Cửa gỗ tự nhiên có khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt
  • Hầu như không bị (ít bị) ảnh hưởng bởi nhiệt độ
  • Là nguyên liệu hàng đầu với các không gian truyền thống, có lối thiết kế và kiến trúc theo phong cách cổ điển
  • Không bao giờ bị gỉ sét hay oxy hoá như các vật liệu kim loại hiện nay
  • Một số loại gỗ tính đanh, chắc, không (hoặc rất ít ngấm nước), có thể sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, kể cả ngoài trời
  • Cửa gỗ có thể kết hợp với các phụ kiện kim loại, tạo nên thiết kế vừa sang trọng, vừa hiện đại vừa mang tính thẩm mỹ cao

cửa gỗ tự nhiên

Cửa gỗ 4 cánh PX 4001 

Những nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên

Không sản phẩm nào không có nhược điểm và cửa gỗ tự nhiên cũng vậy. Ngoài những ưu điểm vượt trội trên, cửa gỗ tự nhiên cũng tồn tại những nhược điểm cực lớn, thậm chí có những yếu tố cực nghiêm trọng, khiến nó đang dần bị thay thế và có nguy cơ biến mất hoàn toàn khỏi các ngôi nhà hiện đại ngày nay.

  • Khả năng chống cháy thấp. Mặc dù có khả năng cách nhiệt, nhưng cửa gỗ tự nhiên không thể chống nhiệt cao hay chống cháy. Chưa kể nếu bắt lửa và cháy thì “cửa ra” sẽ vô tình trở thành “cửa chặn”
  • Có khả năng bị mục ruỗng. Gỗ tự nhiên hút ẩm, có thể chống chịu được mưa gió nhưng không phải mãi mãi. Sử dụng trong môi trường ẩm lâu dài mà không có biện pháp bảo trì, bảo dưỡng, cửa dễ bị mối mọt
  • Cửa gỗ tự nhiên cần được bảo trì thường xuyên (nhất là với các loại cửa gỗ sử dụng ngoài trời). Vì phải qua sự bảo vệ của các lớp sơn phủ, sơn chống ẩm, cửa mới đạt đến độ bền tối đa
  • Chi phí cho cửa là mãi mãi, từ khi bắt đầu lắp đặt cho tới khi cửa hỏng
  • Cửa gỗ tự nhiên nếu không được xử lý tốt, dễ bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng, dẫn tới ảnh hưởng về tính thẩm mỹ cũng như chất lượng cửa.
  • Độ an toàn mà cửa gỗ tự nhiên mang lại kém hơn so với các loại cửa kim loại, cửa hiện đại ngày nay

Cửa gỗ 3 cánh PX 3011

Trên đây chỉ là một vài nhận xét nhanh của cửa gỗ Phú Châu về những ưu – nhược điểm của cửa gỗ tự nhiên để quý vị và các bạn có thể cân nhắc trong việc đưa ra quyết định sử dụng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *